Hướng dẫn tối ưu hóa ổ cứng để tăng hiệu suất SSD

Tất cả chúng ta đều thích máy tính hoạt động nhanh và mượt mà và cài đặt ổ SSD (Solid State Drive) có thể tăng tốc PC của bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Chúng luôn làm việc và tăng hiệu suất lên đáng kể so với những ổ cứng thông thường (ổ cứng truyền thống – HDD). Đặc biệt là SSD không có bộ phận chuyển động, ít bị sốc, sử dụng ít năng lượng hơn và thật sự rất êm. Với những tính năng vượt trội như vậy thì sẽ tốn kém hơn rất nhiều, đồng thời chỉ sử dụng với ổ SSD vẫn chưa làm hài lòng nhiều khách hàng. Đó là lý do bài hướng dẫn tối ưu hóa ổ cứng để tăng hiệu suất SSD để đáp ứng người dùng.

Mặc dù SSD phục vụ cùng một mục đích như HDD, nhưng chúng lại hoạt động khác nhau. Và bởi vì chúng không thực sự là dòng chính, rất nhiều người dùng đang bối rối vì liệu các ổ cứng SSD cần duy trì giống như ổ cứng HDD hay không. Hiện nay có nhiều người dùng luôn tìm cách để tăng tốc độ SSD tăng nhiều hơn nữa. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một vài mẹo nhỏ để điều chỉnh và tăng hiệu suất SSD giúp máy chạy ở hiệu suất cao nhất.
Tối ưu hóa tốc độ và hiệu suất đơn giản nhất chính là sử dụng Auslogics Disk Defrag Pro có các thuật toán thông minh mạnh mẽ và công nghệ chống phân mảnh hiệu quả.

tăng hiệu suất ssd

1. Vô hiệu hóa quá trình chống phân mảnh theo chu trình

Có rất nhiều người thắc mắc liệu họ có nên chống phân mảnh SSD của họ. Câu trả lời là không. Việc chống phân mảnh thông thường chỉ hữu ích cho ổ cứng HDD vì có bộ phận chuyển động bởi vì nó đặt tất cả các mảnh tập tin lại với nhau và do đó cho phép các đĩa quay mở các tập tin một cách trơn tru. Điều này nhanh hơn rất nhiều so với việc bạn đọc toàn bộ Dash trên ổ cứng khi đọc một tệp tin.
SSD không có bất kỳ bộ truyền động nào và chúng không quan tâm liệu tệp đó có tiếp giáp hay bị phân mảnh hay không. Đối với SSD, việc chống phân mảnh không gian trống thậm chí không khả dụng nếu bạn sử dụng chống phân mảnh trong Windows. Hơn nữa, defragging SSD trên lý thuyết có thể rút ngắn tuổi thọ của ổ đĩa vì các cell SSD chỉ có thể hỗ trợ một số lượng nhất định các hoạt động ghi (thường là khoảng 10.000 lần cho mỗi tế cell).
Là hệ điều hành mới nhất, Windows 7 đề cập đến SSD tốt hơn bất kỳ phiên bản Windows nào khác. Đó là lý do tại sao chương trình chống phân mảnh theo lịch trình được kích hoạt mặc định cho HDDs và bị vô hiệu hóa đối với SSD (trong trường hợp cài đặt Windows mới vào một ổ SSD).
Tuy nhiên, Để chắc chắn tốt nhất hãy thao tác như sau để đản bảo quá trình chống phân mảnh đã bị tắt.
• Nhấp chuột vào “Start” và gõ “dfrgui” trong thanh “Search”
• Lựa chọn ổ SSD của bạn và nhấp vào “Configure Schedule”
• Đảm bảo “Run on a schedule” đã bị ngắt kết nối. Nếu nó được tích sẵn thì hãy bỏ chọn nó và ấn enter.

2. Tăng hiệu suất SSD bằng cách vô hiệu hóa Indexing

Indexing là một dịch vụ của windows được thiết kế để tăng tốc độ tìm kiếm, nó tự động theo dõi các tệp trên máy tính giúp tìm kiếm các tệp nhanh hơn. Tuy nhiên Indexing chỉ thực hiện nhiều thao tác ghi nhỏ để duy trì cơ sở dữ liệu cho các tệp khi bạn tạo/ sửa đổi/ xóa tệp tin.Tắt chế độ này đi sẽ giúp duy trì kéo dài tuổi thọ SSD
Các bước vô hiệu hóa Indexing:
• Vào “Start” và kích vào “Computer”
• Nhấp chuột phải vào ổ SSD và chọn “Properties”
• Bỏ chọn “Allow files on this drive to have contents indexed in addition to file properties”

tăng hiệu suất SSD

3. Hãy đảm bảo tính năng hỗ trợ TRIM được bật

Bạn có biết là với ổ HDD các dữ liệu trong máy tính sẽ không bị xóa khỏi hệ thống ngay lập tức, khi tệp tin bị xóa đi bạn sẽ nhìn thấy không gian trống nhưng thực sự nó vẫn chưa biến mất vĩnh viễn khỏi máy, khi bạn đẩy dữ liệu mới vào thì nó mới bị ghi đè. Với ổ SSD các dữ liệu được đọc, ghi lại theo một cách khác do vậy bạn nên sử dụng lệnh STRIM – cho phép hệ điều hành thông báo cho ổ SSD rằng các khối dữ liệu không sử dụng nữa và giúp làm sạch nó. Nhìn chung, lệnh TRIM giúp tránh được sự suy giảm hiệu suất.
• Nhấn phím Windows + R để khởi chạy tab Run.
• Nhập cmd.exe vào hộp Search và nhấn “Ctrl + Shift + Enter”
• Trong hộp lệnh nhắc gõ “fsutil behavior query disabledeletenotify”
• DisableDeleteNotify = 0 nghĩa là TRIM được kích hoạt và DisableDeleteNotify = 1 nghĩa là nó đã bị vô hiệu.

4. Vô hiệu hoá, di chuyển hoặc giảm tệp trang

Hệ thống của bạn sẽ bắt đầu sử dụng tệp trang (bộ nhớ ảo) khi nó hết bộ nhớ trong quá trình hoạt động với các ứng dụng. Vậy nên tốt nhất là giảm kích thước của tập tin, di chuyển nó vào một ổ đĩa hoặc vô hiệu hóa nó hoàn toàn. Áp dụng theo các bước dưới đây.
• Nhấp chuột vào “Start”, kích chuột phải vào “Computer” và vào “Properties”
• Chọn liên kết “Advanced System Settings” ở phía bên tay trái và đi đến “Settings” trong “Performance”
• Vào tab “Advanced”, tìm “Virtual memory” và nhấn “Change”
• Bỏ chọn “Automatically manage paging file size for all drives”
• Dưới Drive [Volume Label] , bấm vào ổ đĩa mà bạn muốn thay đổi kích cỡ của bộ nhớ ảo. Nếu hệ thống của bạn sử dụng một ổ cứng ngoài SSD, tốt nhất bạn nên di chuyển tệp trang ở đó.
• Kích vào Custom size và gõ kích thước mới vào MB trong Initial size (MB) và Maximum size (MB) . Hãy chắc chắn rằng nó cùng một dung lượng để ngăn CPU của bạn không ngừng điều chỉnh bộ nhớ ảo
• Nhấp “Set” và sau đó nhấp vào “Ok”
• Nếu bạn muốn vô hiệu hóa tệp trang, chỉ cần chọn “No paging file” và nhấn OK

5. Tăng hiệu suất SSD bằng cách tắt hibernation (chế độ ngủ đông)

• Bạn có thể giải phóng rất nhiều không gian trên SSD của mình bằng cách tắt chế độ ngủ đông.
• Kích vào Start , gõ cmd , kích chuột phải vào biểu tượng cmd và chọn Run as Administrator
• Trong cửa sổ nhắc lệnh gõ powercfg -h off và nhấn Enter

tắt chế độ ngủ đông

6. Kích hoạt tính năng ghi bộ nhớ đệm – Caching

Ghi bộ nhớ đệm là một tính năng cải thiện hiệu suất của cả SSD và HDDs. Một tính năng hữu ích của bộ nhớ đệm là NCQ (Native Command Queuing) – một tính năng giới thiệu việc kết hợp ghi dữ liệu và cho phép ổ đĩa có thể lựa chọn thông minh khi ghi và đọc dữ liệu.
Để bật ghi bộ nhớ đệm, hãy thực hiện theo các bước sau:
• Nhấp chuột vào Start , kích chuột phải vào Computer và vào Properties
• Nhấp vào Device Manager ở phía bên trái
• Mở phần Drive drives , nhấp chuột phải vào ổ đĩa của bạn, chọn Properties và vào thẻ Policies
• Chọn Enable write caching on disk và nhấn OK
Các tối ưu hóa SSD trên đây sẽ làm cho ổ cứng SSD nhanh hơn, kéo dài tuổi thọ đồng thời tăng hiệu suất SSD lên nhiều lần.

Hướng dẫn cứu dữ liệu ổ cứng SSD đơn giản và hiệu quả

Dù là thiết bị lưu trữ nào cũng đều có khả năng và nguy cơ bị mất dữ liệu. Tuy nhiên đối với cứu dữ liệu ổ cứng SSD thường phức tạp và khó hơn nhiều so với ổ cứng HDD. Nên bất kỳ người dùng nào cũng cần nắm được kiến thức cơ bản về cách cứu dữ liệu ổ cứng SSD.
Ổ cứng SSD có nhiều ưu điểm vượt trội nên trong vài năm trở lại đây nó đang rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Mặc dù nhiều tính năng nổi bật so với ổ cứng HDD nhưng cũng khó tránh khỏi việc mất dữ liệu SSD.

cứu dữ liệu ổ cứng SSD

1. Nguyên nhân cần cứu dữ liệu ổ cứng SSD

Vấn đề mất dữ liệu ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người dùng, sẽ có rẩt nhiều yếu tố gây ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình này.
Mất dữ liệu do lỗi ổ ổ cứng SSD: có khoảng 60% ổ cứng thường xuyên mất dữ liệu do lỗi hệ thống, một số ít còn lại là do lỗi của nhà sản xuất và những nguyên nhân đến từ phía người dùng khác.
• Máy quá nóng, máy bị chập cháy, ngắt nguồn điện đột ngột
• Bị ngập nước, ẩm mốc và bụi bặm chui vào
• Do người dùng làm rơi, do bị va đập cố ý phá hoại
• Lỗi hệ thống tệp tin
• Lỗi phần mềm hệ thống
• Tệp tin không mở được theo ý muốn.

Mất dữ liệu do lỗi người dùng: Backup dữ liệu là thao tác rất hữu ích nhưng rất nhiều người tạo cho mình thói quen đó cho đến khi bị mất dữ liệu. Rất nhiều người trong quá trình tạo ra một file mới, sao chép file, cập nhật, lưu hay xóa tập tin… đều rất dễ bị xóa nhầm, ghi đè tập tin.. Những trường hợp đó thường yêu cầu sử dụng phần mềm thứ 3 để hỗ trợ việc phục hồi dữ liệu.
Mất dữ liệu do bị virus/ do bị đánh cắp: Các dữ liệu trong máy có thể bị đánh cắp chỉ trong chưa đến 1 phút nếu như có người cố tình tấn công. Nếu như máy tính nào có những tài liệu và dữ liệu quan trọng thì tốt nhất hãy thật thận trọng. Nếu như máy tính bị dính virus hay lây nhiêm malware thì sẽ rất dễ mã hóa các tệp tin đang sử dụng nói riêng và toàn bộ hệ thống mạng nói chung.
Mất dữ liệu do ngắt nguồn điện đột ngột: Với máy tính case thường không có pin nên khi bị mất điện, hay vô tình bị rút phích cắm sẽ làm sập hệ thống máy tính. Khi bị ngắt nguồn điện một cách đột ngột có thể làm ổ cứng bị lỗi ngay tức thời, còn có trường hợp sau vài lần mới bị ảnh hưởng.

cứu dữ liệu ổ cứng SSD

2. Khả năng cứu dữ liệu ổ cứng SSD

Dù là nguyên nhân nào cũng cần phải tìm cách cứu dữ liệu, do ổ SSD không có bộ phận chuyển động, nên sẽ tránh được một vài nguyên nhân mất dữ liệu do tác động cơ học. Cứu dữ liệu ổ cứng SSD thường phức tạp hơn rất nhiều so với ổ HDD.
Có nhiều bạn thắc mắc khả năng cứu dữ liệu ổ cứng SSD có cao không? Không có một chuyên gia nào dám khẳng định, có thể cứu được thành công 100% dữ liệu từ ổ cứng SSD, và càng không thể khẳng định trước với khách hàng có thể cứu được 100% dữ liệu. Bởi trong quá trình cứu dữ liệu sẽ xuất hiện nhiều nguyên nhân khác có thể tác động được trong quá trình thực hiện.

Khả năng cứu dữ liệu SSD so với ổ cứng HDD thì sao? Theo kinh nghiệm thực tế so với ổ cứng HDD, SSD có khả năng phục hồi dữ liệu thấp hơn. Do ổ cứng SSD có tính bảo mật cao và dữ liệu được ghi trên chip nhớ.

3. Hướng dẫn cứu dữ liệu ổ cứng SSD bị mất dữ liệu

Để cứu dữ liệu ổ cứng SSD thì người dùng cần phải xác định rõ ràng xem máy mình bị mất dữ liệu do nguyên nhân gì. Nếu là do bị xóa nhầm, virus thì hãy sử dụng phần mềm thứ 3 để hỗ trợ. Còn những nguyên nhân hỏng vật lý khác thì cần phải nhờ sự giúp đỡ của cách chuyên gia cứu dữ liệu.
MiniTool Power Data Recovery là phần mềm cứu dữ liệu ổ cứng SSD an toàn, đáng tin cậy và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chương trình này có thể tích hợp với nhiều hệ điều hành: Windows xp/Vista/7/8/10/ server và MAC OS X.

cứu dữ liệu ổ cứng SSD
Dưới đây là các bước cứu dữ liệu đã bị xóa trên ổ SSD vẫn còn hoạt động bình thường (bị xóa, bị virus tấn công)
Bước 1: Tải phần mềm MiniTool Power Data Recovery về máy tính, giải nén và cài đặt chương trình.
Bước 2: Mở chương trình lên, bạn sẽ dễ dàng thấy 5 mô đun phục hồi chính. Bạn chỉ cần lựa chọn “Undelete Recovery” để bắt đầu quá trình khôi phục tệp tin.
Bước 3: Lựa chọn ổ SSD mà bạn đã làm mất dữ liệu/ lỗi/ virus rồi nhấn vào Scan để bắt đầu khôi phục dữ liệu.
Bước 4: Quá trình kết thúc, nó sẽ liệt kê ra một list những tệp tin bạn đã xóa. Việc bạn cần làm là liệt kê những tệp tin cần thiết rồi nhấn Save đến một vị trí khác an toàn hơn.
Cứu dữ liệu ổ cứng SSD không phải tất cả các trường hợp đều dễ dàng, nếu đã sử dụng phần mềm để khôi phục dữ liệu hãy chọn bản trả phí vì như vậy tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Nếu bạn chưa chắc chắn hãy mang đến trung tâm cứu hộ dữ liệu để được giúp đỡ.

Ổ cứng SSD là gì? Lịch sử phát triển SSD

Với một chiếc máy tính xách tay hiện đại như hiện nay, bạn sẽ thấy hầu hết chúng đều được trang bị ổ cứng SSD. Hình thức lưu trữ máy tính này đã được lưu thông trên thị trường một thời gian nhưng gần đây nó đã được chấp nhận bởi ngành công nghiệp và người tiêu dùng như là một thay thế khả thi cho các ổ đĩa cứng truyền thống. Vậy chính xác là ổ cứng SSD là gì và tại sao nó lại được thay thế dần ổ HDD?

ổ cứng SSD

1. Ổ cứng SSD là gì?

SSD – Solid state driver là một thuật ngữ dùng để chỉ mạch điện tử được xây dựng hoàn toàn bằng chất bán dẫn. Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng để xác định những thiết bị điện tử như một bán dẫn đài phát thanh. Hầu hết tất cả các thiết bị điện tử ngày nay được xây dựng xoay quanh chất bán dẫn và chip. Về ổ cứng SSD, nó đề cập đến thực tế là môi trường lưu trữ chính là thông qua chất bán dẫn chứ không phải là một phương tiện từ tính như một ổ cứng HDD.
Không giống như ổ cứng HDD, một ổ SSD không có bộ phận chuyển động nên có thể tạo ra những thuận lợi như thời gian truy cập nhanh hơn, hoạt động êm ái hơn, độ tin cậy cao hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn

2. Lịch sử phát triển ổ cứng SSD

Quá trình phát triển SSD bắt đầu vào những năm 1950 nhưng chỉ đến những năm 1970 – 1980 thì mới được áp dụng cho các máy tính. Ổ cứng SSD đầu tiên được thực hiện vào những năm 1970 và 1980 để sử dụng trong siêu máy tính của IBM. Họ đã được cải thiện đáng kể và cung cấp dung lượng lưu trữ trên 2 TB cho máy tính để bàn. Đợt thực hiện thay đổi SSD thực hiện đó là trong bộ nhớ bán dẫn của Gray, IBM và Amdahl của các siêu máy tính. Cũng vì nhiều đặc tính mạnh mẽ vượt trội nên giá thành rất cao. Nhưng thật không may là các thiết bị này vẫn không thể chịu được thách thức của thời gian vì nó vẫn chưa đạt được tuổi thọ đến cả chục năm.
Năm 1978, có một công ty khác – Texas Memory Systems đã phát triển một ổ SSD có dung lượng cao hơn (16KB Ram), nó được các công ty dầu mỏ nắm giữ trong quá trình thu thập dữ liệu địa chấn.
Cuối năm 1983, một chiếc ổ cứng SSD 128KB Ram, Sharp PC-5000, đã xuất hiện và có bộ đệm bubble. Sau loạt nâng cấp SSD công nghệ cao này, Tallgrass Technologies Corporation đã bổ sung thêm vào nó bằng cách phát triển một đơn vị sao lưu với dung lượng 40MB RAM và một đơn vị trạng thái rắn 20MB. Bộ 20MB này có thể được sử dụng trong một máy tính như bất kỳ ổ cứng nào nhằm tăng hiệu suất máy tính.
Năm 2000 thì xuất hiện chiếc SSD đầu tiên có mặt trong quá trình phát triển netbook. Đến 2007 OLPC XO-1 sử dụng 1oor cứng SSD 1GB với dòng máy Asus Eee PC 700 sử dụng 2GB dung lượng lưu trữ chính. Khả năng của SSD tăng lên cùng với sự gia tăng năng lực của netbook. Nó đã thay thể ổ cứng 2.5 inch HDD bằng ổ SSD.

3. Tại sao ổ cứng SSD lại chiếm được ưu thế hơn HDD

Các ổ đĩa trạng thái rắn có nhiều ưu điểm so với các ổ cứng từ tính. Phần lớn điều này xuất phát từ thực tế là ổ đĩa không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào. Trong khi một ổ đĩa truyền thống có động cơ ổ đĩa để quay các đĩa từ và đầu từ, tất cả các lưu trữ trên một ổ trạng thái rắn được xử lý bởi các chip bộ nhớ flash. Điều này cung cấp ba lợi thế khác nhau:

ổ cứng SSD
• Ít sử dụng điện
• Truy cập dữ liệu nhanh hơn
• Độ tin cậy cao hơn
• Hiệu suất duy trì và khởi động nhanh
Vậy nên giá một ổ cứng SSD rất đắt nhưng đáng đồng tiền bỏ ra thì vẫn được rất nhiều người sử dụng. Tất nhiên theo thời gian các chuyên gia sẽ cố gắng để cân bằng giá thành ổ lưu trữ SSD so với mức thu nhập trung bình của người dùng.

Đọc thêm: