Có nhiều lý do khiến người dùng lựa chọn mua một chiếc máy tính cũ thay vì bỏ số tiền khổng lồ ra để sở hữu chiếc máy mới toanh. Mua máy tính cũ bất kỳ ai cũng gặp rất nhiều rủi ro chính vì vậy bạn cần phải biết cách kiểm tra máy tính cũ trước khi quyết định bỏ tiền ra mua nó.
Kiểm tra máy tính cũ không chỉ đơn giản nhìn bề ngoài tốt thì máy sẽ tốt. Đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa bạn, đừng để người bán hàng dễ dàng vượt mặt. Bạn cần phải tìm hiểu kết cấu bên trong cũng như check lỗi vật lý, lỗi logic…Bí kíp an toàn và chuẩn xác nhất khi mua máy tính cũ sẽ được chúng tôi liệt kê ngay trong bài viết này.
1. Kiểm tra cấu hình và các thông tin cơ bản
Dù mua máy tính mới hay máy tính cũ điều quan trọng nhất chính là kiểm tra cấu hình. Nó giống như “trái tim” duy trì nguồn sống của chiếc máy. Đây là bước không thể bỏ qua vì có thể người bán không công bố hoặc công bố thông số không chính xác. Có nhiều cách để kiểm tra thông số máy tính, tham khảo cách sau:
Áp dụng lệnh msinfo32: nhấn tổ hợp phí Windows + R, gõ msinfo32 vào tab run và ấn enter. Lúc này cửa sổ system information sẽ hiện ra với tất cả các thông số trên máy tính.
Áp dụng lệnh properties: Đây là thao tác và là cách phổ biến nhất để kiểm tra cấu hình. Đối với mọi hệ điều hành, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng chiếc máy tính và nhấn chuột phải chọn properties. Lúc này các thông tin cơ bản sẽ được hiện ra.
2. Kiểm tra tổng thể diện mạo bên ngoài
Hãy xác định và xem cẩn thận bề ngoài của chiếc máy, không chỉ góc cạnh mà quan trọng nhất là xem chỗ cáp màn hình sẽ có bị ảnh hưởng hay hư hỏng gì không. Nếu mua lại máy tính cũ trong nước tốt nhất nên check xem còn tem của những hãng phân phối lớn hay không, mua lại máy tính từ phía trung tâm máy tính lớn sẽ yên tâm hơn.
3. Kiểm tra ổ cứng máy tính cũ
Bước này cần rất nhiều thời gian đặc biệt nếu cần kiểm tra kỹ. Không phải ai đi mua máy tính cũ cũng đều là giỏi về kỹ thuật phần mềm, phần cứng máy tính để biết được đâu là ổ cứng tốt đâu là ổ cứng lỗi. Để biết chính xác tình trạng của ổ cứng bạn có thể sử dụng phần mềm bên thứ 3 để hỗ trợ. Các phần mềm có thể tin tưởng mang kết quả chính xác đó là Hard Disk Sentinel hoặc CrystalDiskInfo.
4. Check Ram máy tính
Các vấn đề về Ram thường không quá nghiêm trọng, chỉ có Ram nhiều hay Ram ít. Trường hợp lỗi Ram nó rất ít gặp. Nếu Ram không đạt yêu cầu để chạy nhiều ứng dụng thì bạn hay giảm giá tiền xuống vì rất có thể bạn sẽ mất một khoản để thay Ram hoặc nâng cấp thêm để máy có thể chạy trơn tru hơn.
5. Kiểm tra bàn phím và dây cắm sạc, tai nghe
Máy tính cũ rất hay dính phải các lỗi bàn phím bị liệt, bàn chím bị chập. Để đảm bảo không có lỗi lầm gì, bạn cần phải test tất cả các phím, tốt nhất là nên gõ một đoạn văn bản để kiểm tra tính thực tế.
Thử hết các kết nối sạc pin, kết nối tai nghe xem có bị chập chờn, có lỏng dây và có được máy tính nhận không. Thông thường có nhiều người dùng keboard test để kiểm tra, nếu phím bị kẹt sẽ báo đèn xanh dương và phím bình thường báo màu xanh lá.
6. Kiểm tra camera, loa, cảm ứng
Hầu như mọi chiếc máy tính sau khi dùng 1 – 2 năm đều sẽ bị hỏng camera. Nếu bạn kiểm tra thấy bị hỏng có thể mặc cả để giảm tiền mua máy. Với loa bạn cần phải mở loa max xem có bị rẻ bị chập không, thử mở âm thanh khi kết nối tai nghe nữa. Cẩn thận di chuột xem khả năng cảm ứng như thế nào.
7. Giao dịch với người bán
Giả sử bạn có thể tự tin trong việc kiểm tra máy tính cũ thì cũng cần phải lựa chọn địa chỉ bán uy tín. Nếu ai đó cố ý lừa dối thì cũng rất khó tránh khỏi rủi ro. Nhất là mua hàng qua mạng, cần phải hỏi rõ thông tin, địa chỉ và cả số điện thoại để đến tận nơi xem.
Trên đây là các bước kiểm tra máy tính cũ cơ bản nhất mà bất kỳ ai cũng nên biết. Chúng tôi vẫn khuyên mọi khách hàng thiếu kinh nghiệm nên nhờ người quen làm về kỹ thuật máy tính đề cùng kiểm tra. Nếu không có thì nên chọn mua ở những nơi có bảo hành để xử lý những rủi ro phát sinh sau này.